Dưới đây là hướng dẫn nên làm gì và không nên làm gì, dựa theo các khuyến cáo từ bệnh viện đại học University of Pennsylvania, Hội Đột Quỵ Hoa Kỳ, và Hội Tim Mạch Hoa Kỳ
3 ĐIỀU NÊN LÀM
=====
1. Gọi BS khẩn cấp (911 tại Hoa Kỳ hay 115 tại Việt Nam) và báo cho tổng đài là "Tôi nghĩ là tôi bị đột quỵ hay ba tôi/má tôi bị đột quỵ". Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất.
2. Ghi xuống triệu chứng đầu tiên xảy ra khi nào và trong tình huống nào
3. Bình tĩnh và làm hô hấp hồi sức khẩn cấp CPR nếu bệnh nhân không còn thở
- Khi quý vị quan sát ai đó bị đột quỵ, quý vị cần giữ cho họ bình tĩnh và tỉnh táo cho đến khi nhân viên y tế đến nơi.
- Làm CPR quan trọng nhất là ép tim đủ sâu và liên tục, dùng 2 bàn tay ép thẳng vào ngực sâu khoảng 2 inch (5cm) và nhịp 100 lần/phút và liên tục ít nhất là 2 phút, sau đó đổi người để giữ CPR được liên tục.
- Với người không chuyên môn y khoa, không cần phải làm thổi ngạt (3) như "miệng thổi miệng" hay thấy trong phim.
- Trong đại dịch Covid-19, qúy vị có thể đặt miếng vải hoặc khăn giấy che miệng bệnh nhân, và nhớ đeo khẩu trang lúc làm CPR.
3 ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM
=====
1. Đừng để bệnh nhân lịm đi hay mất tỉnh táo trong lúc gọi BS khẩn cấp (911).
2. Đừng tự tiện cho bệnh nhân uống thuốc, đồ ăn, hay nước uống, hay chích kim vào các đầu ngón tay
3. Đừng tự lái xe vào bệnh viện hay tự ý chở bệnh nhân đột quỵ vào bệnh viện
# Tóm lại
- Gọi BS khẩn cấp (911 tại Mỹ và 115 tại Việt Nam, bình tĩnh, tập trung vào chăm sóc người thân nếu có đột quỵ và làm theo 3 bước trên
- Kiến thức sức khoẻ có thể giúp sơ cứu mạng người, quý vị nên tìm hiểu thêm về cách sơ cứu CPR
Tham khảo
1. https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/neuroscience-blog/2019/april/if-someone-is-having-a-stroke-3-things-to-do-and-3-things-not-to-do
2. https://www.heart.org/en/news/2018/05/01/head-position-after-stroke-up-or-down
3. https://cpr.heart.org/en/resources/what-is-cpr