Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng: https://www.youtube.com/playlist?list=PLCPWbHSd2o_e56X90idBkQvhzywgcDftA
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình. Bấm nút LIKE và SUBSCIBE là cách tốt nhất để giúp cho kênh Tơ Lòng Trên Phím Nhạc được tồn tại và phát triển rộng rãi đến với mọi người để góp một bàn tay gìn giữ kho tàng âm nhạc của thời Việt Nam Cộng Hòa.
Trân trọng.
Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 251
Nhạc sĩ: Đinh Việt Lang (1939 - 1997)
00:00:00 Lời giới thiệu
00:02:55 01 - Cây đá cũng sầu – Uyên Phương
00:07:40 02 - Lạnh lùng – Sĩ Phú
00:17:18 03 - Chết non (Chung với Nhật Ngân) – Khánh Ly
00:24:54 04 - Muốn xa – Thái Thanh
00:32:42 05 - Biển động (Ký tên Đinh Diễm Vị) – Carol Kim
00:38:59 06 - Nửa linh hồn sầu – Mỹ Thể
00:45:31 07 - Ngày vui qua mau (Chung với Nhật Ngân) – Ngọc Lan
00:51:11 08 - Hẹn một mùa xuân – Duy Khánh
Tiểu sử Đinh Việt Lang (1939 - 1997)
Đinh Việt Lang tên thật là Đinh Xuân Tình, sinh năm 1939 tại Sài Gòn trong một gia đình có 9 anh chị em, quê gốc tại Cần Thơ. Ông có 1 người vợ tên là Trần Xuân Nga và có hai người con trai, trong đó có 1 người con đã mất.
Theo trang bách khoa toàn thư thì ông chỉ sáng tác vỏn vẹn chỉ có 9 nhạc phẩm, mà 4 trong số ấy đã là những sáng tác chung với những nhạc sĩ khác như Nhật Ngân, Trần Trịnh. Nhạc phẩm rêu mờ lối xưa sáng tác chung với Trần Trịnh thì chúng tôi đã từng giới thiệu đến quá vị trong chương trình dành cho nhạc sĩ Trần Trịnh cách đây không lâu.
Năm 1969, ông và Nhật Ngân xuất bản hai tác phẩm viết chung là “Ngày vui qua mau”, và “Chết non”. Bài hát cuối cùng của ông được ghi nhận là bài cỏ đen nhưng lại không tìm thấy được ở bất cứ đâu cả trong nước lẫn hải ngoại.
Cùng với nhạc sĩ Trần Trịnh. Đinh Việt Lang đào tạo một học trò, người mà sau này đã trở thành ca sĩ nổi tiếng là Mai Lệ Huyền và chính ông cùng Trần Trịnh đã đặt nghệ danh cho ca sĩ này.
Đinh Việt Lang đã từng công tác trong Ban Văn Nghệ Xây Dựng Nông Thôn.
Sau năm 1975, ông ket lại Việt Nam, sau do ông có mở lớp nhạc ở đường Nguyễn Huệ, rồi đến Nhà văn hóa Phú Nhuận. Thời gian kế tiếp ông bị bệnh ho lao khá nặng, sau đó qua đời năm 1997 trong tình trạng say rượu khi ông chỉ mới 58 tuổi.