MENU

Fun & Interesting

Đỗ Kim Bảng - Bước chân chiều chủ nhật - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 080

Video Not Working? Fix It Now

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng: https://www.youtube.com/playlist?list=PLCPWbHSd2o_e56X90idBkQvhzywgcDftA Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình. Trân trọng. Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 080 – ĐỖ KIM BẢNG 1- Mùa thi - Hoàng Oanh 2- Sương đêm - Phương Hồng Quế 3- Chủ nhật buồn - Chế Linh - Thanh Tâm 4- Bước chân chiều chủ nhật - Kim Anh 5- Mưa đêm ngoại ô - Giao Linh 6- Mùa thương tay đợi mắt chờ - Phương Dung 7- Vòng tay giữ trọn ân tình - Tuấn Vũ & Thiên Trang 8- Xin dìu nhau đến tình yêu - Ngọc Lan Nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng chào đời tại Huế vào năm 1932. Tuy nhiên gia đình ông sinh sống ở Đà Lạt trong thời gian ông còn thơ ấu. Năm 1945, cha mẹ ông lại đưa gia đình trở về cố hương. Bước vào những năm trung học, Đỗ Kim Bảng học tại trường Khải Định. Với niềm đam mê nghệ thuật, trong giai đoạn này, ông đã bắt đầu học nhạc với nhạc sĩ Văn Giảng, học đàn với nhạc sĩ Lê Quang Nhạc, và học thêm một số kiến thức về nhạc cổ truyền từ nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba. Mới khoảng 19 tuổi, nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng đã bắt đầu bước vào con đường sáng tác. Ông viết một số ca khúc dành cho những sinh hoạt trong học đường và Phật giáo như ca khúc “Mục Kiền Liên” được trình bày trong mùa Vu Lan tại Huế.  Thời gian này, sáng tác được phổ biến nhiều nhất của ông là "Mùa thi". Bài này được ban hợp ca Thăng Long chọn làm nhạc cảnh trình diễn ở Sài Gòn và Hà Nội trong năm 1954. Mùa thu năm 1953, ông ra Hà Nội và theo học tại trường Văn Khoa và Cao Đẳng Sư Phạm. Từ nơi đây, ông có cơ duyên học thêm nhạc lý với nhạc sĩ Hùng Lân. Năm 1954, ông di cư vào Sài Gòn cùng nhóm sinh viên Bắc Việt, đến năm 1955 thì tốt nghiệp, được Bộ Quốc Phòng cử phụ trách văn hóa trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt cho đến năm 1960. Năm 1960, ông nhập ngũ khoá 21 trường Bộ Binh Thủ Đức. Sau khi mãn khoá với cấp bậc Chuẩn Úy thì được điều về phòng văn nghệ Cục Tâm Lý Chiến phục vụ từ 1965-1969. Đỗ Kim Bảng có cơ duyên làm việc cùng nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như Trầm Tử Thiêng, Duy Khánh, Lam Phương, Song Ngọc, Anh Việt Thu… dưới quyền hai thi sĩ Tô Kiều Ngân và  Tô Thùy Yên. Trong giai đoạn phục vụ trong ngành Tâm Lý Chiến, Đỗ Kim Bảng sáng tác khá nhiều. Những nhạc phẩm sáng tác chung với Y Vân gồm có  “Mùa thương tay đợi mắt chờ”, “Vòng tay giữ trọn ân tình”. Ngoài ra ông còn viết thêm “Sương đêm”, “Tháng ba đi hành quân”, “Trắng đêm kỷ niệm”, “Xin dìu nhau đến tình yêu”, "Mưa đêm ngoại ô"… Năm 1963, ông sáng tác "Bước chân chiều Chủ Nhật", đây là nhạc phẩm được coi là nổi tiếng và phổ biến nhiều nhất trong giai đoạn này. Đa số các sáng tác của ông được các nhà xuất bản phát hành, được trình diễn trên các làn sóng điện cũng như thu thanh qua các giọng hát nổi tiếng.  Năm 1969, bản trường ca "Những người đi giữ quê hương" của Đỗ Kim Bảng dài gần 1 tiếng đồng hồ, được trình diễn bởi ban hợp ca Quân Ðội, dưới quyền điều khiển của nhạc sĩ Vũ Minh Tuynh, và Ngô Mạnh Thu. Năm 1969, Đỗ Kim Bảng được biệt phái về bộ Giáo Dục. Ông tiếp tục dạy học cho đến tháng 4 năm 1975. Sau khi miền Nam thất thủ, ông bị bắt đi học tập cải tạo ba năm ở Long Giao. Năm 1980, cả gia đình nhạc sĩ vượt biển, và định cư tại Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Trong suốt thời gian sinh sống tại Hoa Kỳ, có lẽ cũng như hầu hết các văn nghệ sĩ đã mất nguồn cảm hứng và đam mê sáng tác, Đỗ Kim Bảng chỉ viết được vài ca khúc và cũng không mấy phổ biến trong giới yêu nhạc. Từ năm 2000 cho đến nay (2023) ông sống tại miền Nam California, Hoa Kỳ.

Comment