MENU

Fun & Interesting

Làng Tranh Đông Hồ bên bờ sông Đuống.

Tung Tăng Khắp Miền 29,952 4 months ago
Video Not Working? Fix It Now

Tranh Đông Hồ là dòng tranh dân gian được làm bằng phương pháp thủ công dưới bàn tay khéo léo đậm chất nghệ thuật của những nghệ nhân làng Đông Hồ, phường Song Hồ, Thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tranh bắt đầu xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVI, được in lại qua những bản khắc gỗ trên giấy Dó, một loại giấy được làm thủ công từ nguyên liệu là vỏ cây Dó mọc trên rừng. Vỏ cây Dó đem về cho vào cối giã nhỏ, rây thành bột mịn, sau đó dùng bột này chế biến thành giấy. Trên mặt giấy Dó còn quét một lớp hồ có trộn thêm bột của vỏ con sò Điệp giã nhỏ để tạo màu sáng lấp lánh nên còn được gọi là giấy Điệp. Giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến thời kỳ kháng chiến chống pháp năm 1945 là thời phát triển rực rỡ của làng tranh Đông Hồ. Từ năm 1945-1954, do chiến tranh tàn phá khốc liệt nên nghề làm tranh cũng bị gián đoạn. Sau năm 1954, làng tranh mới khôi phục, nhưng lúc này trào lưu nghệ thuật phương Tây du nhập mạnh đã ảnh hưởng rất lớn, làm cho nghề sản xuất tranh dân gian Đông Hồ dần mai một. Hiện nay vẫn còn một số ít các gia đình nghệ nhân có truyền thống lâu đời đang gìn giữ, khôi phục nghề làm tranh xưa, một làng nghề nổi tiếng từng được nhà thơ Hoàng Cầm nhắc đến trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” với hình ảnh thân quen, gần gũi với đời sống của người dân Việt: Tranh Đông Hồ Gà, Lợn nét tươi trong, Màu dân tộc sáng bừng trên giấy Điệp. Và những người con làng Đông Hồ đi đâu cũng nhớ đến câu ca dao: Dù ai buôn bán trăm nghề, Nhớ đến tháng Chạp thì về buôn tranh. -------------------------------------- Nếu thấy video hay đừng quên nhấn nút LIKE, SUBSCRIBE và SHARE nhé. ▶️ Địa chỉ kênh: https://www.youtube.com/c/TungTăngKhắpMiền?sub_confirmation=1 ▶️ Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ tới : [email protected]. Rất mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của các bạn.Xin cảm ơn ! -------------------------------------- ▶️ © Bản quyền thuộc về Tung Tăng Khắp Miền. ▶️ © Copyright by Tung Tăng Khắp Miền ☞ Do not Reup.

Comment