MENU

Fun & Interesting

LỤC VÂN TIÊN - NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU | Trọn Bộ 2082 Câu Thơ Lục Bát || VĂN HỌC VIỆT NAM

Tuệ Ngọc Vân 132,906 lượt xem 3 years ago
Video Not Working? Fix It Now

#lucvantien
#truyenlucvantien
#vanhocvietnam

00:00 Sơ lược cuộc đời đại thi hào Nguyễn Đình Chiểu và truyện thơ Lục Vân Tiên
06:25 Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đi thi
11:07 Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thoát khỏi bọn Phong Lai
18:32 Nguyệt Nga thương nhớ Vân Tiên, họa bức hình chàng
20:37 Vân Tiên gặp Hớn Minh
21:45 Vân Tiên trở lại thăm nhà
23:20 Đến Hàn Giang, Vân Tiên thăm nhà Võ Công, gặp Võ Thể Loan. Gặp Vương Tử Trực
27:00 Vân Tiên lên đường đi thi, chàng và Tử Trực gặp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm.
29:14 Bốn sĩ tử làm thơ trong quán. Ông Quán và lẽ ghét thương...
33:12 Nhận được thơ mẹ mất, Vân Tiên quày quã trở về
37:30 Vân Tiên bị mù
38:05 Vân Tiên và tiểu đồng gặp thầy thuốc, thầy bói, thầy pháp lừa
46:55 Trịnh Hâm lừa trói tiểu đồng trong rừng, đầy Vân Tiên xuống sông
51:30 Giao long dìu đỡ Vân Tiên vào trong bãi, Vân Tiên được gia đình ông Ngư cưu mang
54:20 Vân Tiên trở lại nhà Võ Công, bị cha con Võ Công hãm hại, bỏ vào hang núi Thương Tòng
57:56 Du Thần dìu Vân Tiên ra khỏi hang, Vân Tiên gặp ông Tiều. Gặp Hớn Minh và cùng trở về am
1:03:19 Võ Công có ý muốn gả Thể Loan cho Tử Trực, bị Trực cự tuyệt và mắng, Võ Công hổ thẹn ốm chết
1:06:44 Nguyệt Nga hay tin Vân Tiên mất, đau buồn khóc thương.
1:12:20 Thái sư hỏi Nguyệt Nga cho con không được, thù oán tâu vua cống Nguyệt Nga cho giặc Ô Qua
1:15:15 Nguyệt Nga sang nhà Lục ông, làm chay 7 ngày cho Vân Tiên
1:18:10 Nguyệt Nga ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông, được Phật Bà Quan Âm cứu... Nguyệt Nga lạc vào nhà họ Bùi, bị cha con Bùi Kiệm ép duyên
1:25:32 Nguyệt Nga trốn khỏi nhà họ Bùi, gặp bà lão dệt vải cứu
1:27:00 Vân Tiên được tiên cho sáng mắt, trở về thăm cha, thi đỗ trạng nguyên, được vua sai dẹp giặc Ô Qua
1:31:45 Vân Tiên cùng Hớn Minh đấu với Hỏa Hổ, Thần Long và Cốt Đột nguyên nhung
1:33:00 Vân Tiên lạc vào rừng, gặp lại Nguyệt Nga
1:37:28 Về triều tâu hết sự tình, người tốt được minh oan, kẻ ác được trừng trị
1:41:56 Vân Tiên trả ơn ân nhân, gặp lại tiểu đồng... cưới nàng Nguyệt Nga, sui gia sum hiệp...

TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
"Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc TPHCM), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi, 6 năm sau (1849) ông bị mù. Không đầu hàng số phận, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Khi Nam Kỳ bị xâm lược, ông tích cực tham gia phong trào kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc đánh giặc và sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Lúc cả Nam Kỳ rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri Bến Tre, nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thù, giữ trọn lòng trung thành với Tổ quốc với nhân dân cho đến lúc mất.
Ông là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị, truyền bá đạo làm người như "Lục Vân Tiên", "Dương Từ Hà Mậu", "Chạy Giặc", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"... và truyện thơ dài "Ngư Tiều y thuật vấn đáp".
"Lục Vân Tiên" được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ 19, lưu truyền dưới hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như "kể thơ", "nói thơ Vân Tiên", "hát vân Tiên" ở Nam Kỳ và Nam Trung Kỳ. Truyện có 2082 câu thơ lục bát. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Đình Chiểu, thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả. Các tuyến nhân vật được khắc họa rõ nét.....
#lucvantiencuukieunguyetnga
#truyenlucvantien]
#noithovantien
#docthovantien
#nhocaukienngaibatvi
#kieunguyetnga
#2082cautholucvantien
#vanhocvietnam
......................................................................................

Chào mừng các bạn đã đến với kênh Tuệ Ngọc Vân Vân.
Giọng đọc Tuệ Ngọc Vân Vân hi vọng mang đến những cung bậc cảm xúc cho các bạn qua các tác phẩm văn thơ nước nhà.

Mọi thắc mắc xin liên hệ Kiến thức văn học.
© Bản quyền thuộc về Kiến thức văn học - Tuệ Ngọc Vân Vân
© Copyright by Kiến thức văn học - Tuệ Ngọc Vân Vân ☞ Do not Reup

Comment