Trong số các đầu sách biên khảo về vùng đất Nam Bộ của nhà văn Sơn Nam, độc giả đã có dịp cùng ông tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất mới của Tổ quốc thông qua những biến động lịch sử từ ngày mở đất đến nay.
Từ những cánh rừng bạt ngàn, bưng láng nước đọng, sông ngòi chằng chịt đến những vùng đất bồi lắng phù sa, cha ông ta đã kiến tạo nên một đồng bằng bao la với ruộng đồng cò bay thẳng cánh, những miệt vườn sum suê cây trái, những mương rạch dọc ngang tấp nập xuồng ghe và những xóm làng rộn vang nhịp sống. Tất cả tạo nên một miền Nam với những bản sắc và cá tính riêng - những cá tính ấy dường như không khác mấy với đặc tính dân tộc Việt Nam nhưng luôn mang màu sắc địa phương rõ nét, tạo nên những thế mạnh không thể lẫn lộn với vùng đất nào khác của Việt Nam.
Mục lục:
Lời nhà xuất bản
1. Nói về miền nam
Phi lộ
Ông Hoàng Hiệp và trận giặc nằm 1673
Dân hai huyện và ông Nguyễn Hữu Cảnh
Nhận xét về ca dao Hậu Giang
Ăn ở cho đúng điệu nghệ
Một nghệ thuật “Trưởng giả mới”
2. Cá tính miền Nam
Lời nói đầu
Đồng bằng sông Cửu Long và miền Hậu Giang với nếp sống cực khổ nhưng nhàn rỗi
Thất Sơn huyền bí, “Cảnh tiên” tại thế của các chiến sĩ cần vương
Anh em kết nghĩa, hoạn nạn tương cứu, sanh tử bất ly
Những kẻ sĩ hoà mình và đứng về phía bình dân
Phụ lục
3. Thuần phong mỹ tục
Lời nói đầu
Mở đầu
Quan
Hôn lễ
Tang lễ
Lễ giỗ
Việc tế lễ
Bàn về nguồn gốc của tế lễ ở đình xưa
Diễn tiến của lễ Kỳ yên
Lễ xây chầu