Chúng ta vẫn hát "Hạt gạo làng ta/ Có vị phù sa/ Của sông kinh thầy...", nhưng không biết rằng có rất nhiều bí mật đằng sau bài hát này. Phải đến hôm nay, sau nhiều năm, nhà thơ Trần Đăng Khoa quyết định "nói ra hết" mới vỡ lẽ:
1-Hoá ra lúc đầu bài thơ rất khác. Nhưng sau khi Trần Đăng Khoa đưa Xuân Diệu đọc, bị Xuân Diệu mắng té tát, "mắng đanh đá lắm" - theo lời kể Trần Đăng Khoa thì ông mới viết lại, và khi đăng báo bài thơ kèm theo dòng chữ "Tặng chú Xuân Diệu".
2-Có rất nhiều câu từ trong bài thơ bị NXB sửa chữa, chẳng hạn câu: "Có lời mẹ hát/ Ngọt ngào đắng cay". NXB Kim Đồng sửa thành "Có lời mẹ hát/ Ngọt ngào hôm nay", lý do: "Chúng ta đang là chế độ XHCN, làm sao cháu lại viết là "đắng cay"?
3- Khi Trần Viết Bính phổ nhạc, Trần Đăng Khoa không hề biết. Cậu bé Khoa khi ấy chỉ tình cờ nghe được bài hát trên Đài tiếng nói Việt Nam, khi đang ngồi nấu cơm trong bếp. Và lạ nữa là sau này nhà thơ và nhạc sĩ mãi không thể gặp nhau. Cứ người này đến tìm thì người kia đi vắng.
Phải đến 33 năm sau, họ mới gặp nhau lần đầu. Sau này thì bài hát phổ thơ đạt được rất nhiều giải thưởng, có rất nhiều tiền, và chuyện chia tiền giữa họ cũng vô cùng thú vị.
Còn nhiều nhiều bí mật nữa, mà khi nghe đích thân nhà thơ Trần Đăng Khoa kể lại người ta mới té ngửa...
Liên hệ với Diễn giả Phan Đăng:
☞Trợ lý công việc: Mrs Ly: Zalo: 0933321866.
☞ Facebook chính thức: https://www.facebook.com/phandangnhabao
☞ Fanpage chính thức: https://www.facebook.com/Nhabaophandang
☞ TikTok chính thức: https://www.tiktok.com/@nhabaophandang
☞ Đừng quên đăng ký/theo dõi kênh YouTube chính thức của Diễn giả Phan Đăng để không bỏ lỡ những video về tỉnh thức - chữa lành qua link sau: https://www.youtube.com/@Nhabaophandang
☞ Đăng ký kênh "Đọc thơ 21H" để thanh rửa đầu óc và tâm hồn sau một ngày làm việc mệt mỏi (https://www.youtube.com/channel/UCkbO5hAZ3jQd1w3HrXwlPVg?sub_confirmation=1)
#NhaBaoPhanDang #PhanDang #DienGiaPhanDang #SuViet #LichSuVietNam
-------------------------------------------
© Bản quyền thuộc về Nhà Báo Phan Đăng
© Copyright by Nhà Báo Phan Đăng ☞ Do not Reup'