MENU

Fun & Interesting

Tiểu Sử Bao Công "Vị Quan thanh liêm chính trực còn gọi là bao thanh thiên thời nhà Tống...

Lịch Sử Văn Hóa 7,039 2 weeks ago
Video Not Working? Fix It Now

#LịchSửVănHóa #KhámPháLịchSử #VănHóaViệtNam #DiSảnVănHóa #CâuChuyệnLịch #HànhTrìnhDiSản Kênh Lịch Sử Văn Hóa khám phá lịch sử và văn hóa Việt Nam qua những câu chuyện thú vị, sự kiện nổi bật và nhân vật quan trọng. Nơi bạn có thể hiểu sâu hơn về cội nguồn, truyền thống và di sản của dân tộc." "Đừng quên nhấn Đăng ký để không bỏ lỡ những video mới nhất về hành trình khám phá lịch sử và văn hóa!" - Tiểu Sử Bao Công - Lịch Sử Văn Hóa... - Bao Chửng sinh ngày 5 tháng 3 năm 999, mất ngày 3 tháng 7 năm 1062), biểu tự Hy Nhân, thường được gọi là Bao Thanh Thiên hay Bao Công, người Lư Châu, Hợp Phì (giờ là huyện Phì Đông, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy). Ông làm quan nhà Bắc Tống, quan tới tòng nhị phẩm Xu Mật Viện phó sứ, Triều tán Đại phu, Cấp sự trung, Thượng Khinh xa Đô úy, tước Đông Hải quận Khai quốc Hầu, thực ấp 1800 hộ, thực hưởng 400 hộ, nhận tử sắc kim ngư đại ngự ban. Khi mất được truy thăng hàm Lễ bộ Thượng thư, thụy Hiếu Túc. Ông nổi tiếng vì sự chính trực, liêm khiết và tài xử án công chính được dân gian lưu truyền qua nhiều giai thoại. Bao Chửng nổi tiếng là một vị quan "thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình" dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông. Theo truyền thuyết, Bao Công là Văn Xương Đế Quân lịch kiếp, Văn Xương Đế Quân còn là Văn Khúc Tinh Quân - một trong 7 vị Bắc Đẩu tinh quân, giáng trần, tên gọi là Văn Khúc Tinh Quân. Vì vậy, ngoài việc xử án ban ngày ở dương gian, ban đêm, ông còn phải xử án ở âm phủ. Trong văn hóa dân gian, vầng trăng trên trán ông tựa như ánh trăng soi sáng công lý ngay cả ở những nơi tăm tối nhất. Do ảnh hưởng từ hình tượng dân gian, ông còn được gọi là Bao Đãi Chế do ông từng làm chức Đãi chế của Thiên Chương các , sau lại nhậm chức Học sĩ ở Long Đồ các mà được gọi thành Bao Long Đồ. Đặc biệt nhất, Bao Chửng được lưu truyền trong dân gian với hình tượng mặt đen mà còn gọi là Bao Hắc Tử hay Bao Hắc Than.

Comment