MENU

Fun & Interesting

TKLK #08 - Tổ Phụ Của Đức Tin || LƯỢC KHẢO CỰU ƯỚC

WAI media 5,792 4 years ago
Video Not Working? Fix It Now

🎯 Loạt bài học THÁNH KINH LƯỢC KHẢO sẽ giúp chúng ta tìm hiểu cách tổng quan cả Kinh Thánh. Được công chiếu lúc 12h00 vào các ngày thứ 3, 5 và 7 hàng tuần. Xin mời quý vị đăng ký kênh và cùng theo dõi. 📥 Tóm lược nội dung và câu hỏi ôn tập: https://drive.google.com/file/d/1BCaUSFNU_l0zl3BoBGArAT6d95CEHRIA/view?usp=sharing 📚 Danh sách bài học THÁNH KINH LƯỢC KHẢO https://youtube.com/playlist?list=PLEQq0NQgL-mEfTqwaN2wVela1tZgwMaHA 📙 LƯỢC KHẢO CỰU ƯỚC https://youtube.com/playlist?list=PLEQq0NQgL-mGX7nZiCwf8CGI9CaEIvqF0 📘 LƯỢC KHẢO TÂN ƯỚC https://youtube.com/playlist?list=PLEQq0NQgL-mHqfToACSAErgR9NlbrVbGC ........................................... 🛡️ TKLK #08 - TỔ PHỤ CỦA ĐỨC TIN Chủ đề phần nầy của Sáng thế ký là câu chuyện đức tin của Ápraham. Hêbơrơ đoạn 11, được xem như là đoạn luận về đức tin của Kinh Thánh: “Vả, không có đức tin thì chẳng hề ở thế nào cho đẹp lòng Đức Chúa Trời, vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời thì phải tin rằng có Đức Chúa Trời và Ngài là Đấng hay thưởng cho những kẻ tìm kiếm Ngài” (câu 6). Như vậy đức tin là điều rất quan trọng và Đức Chúa Trời muốn chúng ta hiểu rõ thế nào là đức tin, nên Ngài kể cho chúng ta câu chuyện về Ápraham. Đây là người được Tân ước đề cập đến nhiều hơn mọi nhân vật khác, luôn là gương mẫu của đức tin. Nếu muốn hiểu về đức tin, bạn cần nghiên cứu đời sống của Ápraham. Tên Ápram có nghĩa là “Cha cao quý”. Một cái tên đầy ấn tượng của một ông già 75 tuổi chưa có con! Dầu vậy, Đức Chúa Trời phán với Ápram rằng: “Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi như bụi trên đất; thế thì, nếu kẻ nào đếm đặng bụi trên đất, thì cũng sẽ đếm được dòng dõi ngươi vậy” (Sáng thế ký 13:16). Và bởi đức tin, luôn vâng theo sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể xác quyết rằng ông luôn tin cậy Đức Chúa Trời – có thể nói là trong nhiều trường hợp (xem Sáng thế ký 16). Chúng ta thường nghĩ đến việc mình đang được kêu gọi vào một cánh đồng truyền giáo, tại một Hội thánh hoặc trong một tổ chức, nhưng bạn có nghĩ rằng cách mình được Chúa kêu gọi thật đơn giản? Nếu Ngài muốn bạn đến một nơi thật hoang vắng mà không giải thích lý do thì sao? Đây là điều xảy ra với Ápraham khi ông đã 75 tuổi (Sáng thế ký 12:1-4). Đức Chúa Trời đã gọi Ápraham lìa khỏi nhà cha mình, quê hương và bà con mình đi đến một nơi không biết. Có hai phương diện trong câu chuyện nầy như trong hầu hết mọi câu chuyện của Đức Chúa Trời. Về phía Đức Chúa Trời và về phía con người. Chính Đức Chúa Trời đã hiện ra với Ápraham 8 lần. Ngài là Đấng thiết lập mọi mối tương giao với con người. Trong Rôma 3:11, Phaolô cho biết không một ai tìm kiếm Đức Chúa Trời, chỉ có Đức Chúa Trời tìm kiếm con người. Nếu như có người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời thì thật ra đây là sự đáp ứng của người đó qua sự kêu gọi của Ngài. Đức Chúa Trời luôn là Đấng chủ động thiết lập mối tương giao của Ngài với con người. Đáp ứng của Ápraham trước lời kêu gọi của Đức Chúa Trời là hành động dựng lên bốn bàn thờ. Bàn thờ thứ nhất được dựng nên tại khu đất của Môrê, nơi Đức Chúa Trời hiện ra cùng Ápraham và phán rằng: “Ta sẽ ban cho dòng dõi ngươi đất nầy” (Sáng thế ký 12:7). Từ “Môrê” theo nghĩa đen là “dạy dỗ hoặc tìm kiếm”. Tôi gọi bàn thờ đầu tiên của Ápraham là “bàn thờ của sự đáp ứng” bởi vì nó được dựng nên khi Đức Chúa Trời kêu gọi Ápraham đến một xứ xa lạ. Ápraham rời bàn thờ thứ hai để xuống phương nam. Ông bảo vợ hãy nói bà là em gái của ông để bảo toàn mạng sống mình. Ông lâm vào tình trạng đầy bối rối và dường như mất đức tin. Sau sự cố nầy, Ápraham đã trở lại nơi bàn thờ thứ hai và kêu cầu cùng Đức Chúa Trời. Khi hết lòng thờ lạy Đức Chúa Trời, ông đề nghị với Lót phân rẽ khỏi mình. Kinh Thánh không cho chúng ta biết cuộc đối thoại giữa Đức Chúa Trời và Ápraham, nhưng dường như Đức Chúa Trời đã tỏ ý Ngài ngay từ đầu là ông không nên đem Lót đi với mình. Từ đó về sau, chúng ta thấy Lót gieo mình vào tội lỗi của Sôđôm và Gômôrơ, như thế chúng ta đã có thể hiểu lý do tại sao. Lót đi về phía đông; Ápraham đi về phía tây và lập bàn thờ thứ ba tại Hếprôn. Từ “Hếprôn” mang ý nghĩa “tương giao”. Tên của bàn thờ thứ nhất “Xin chỉ dạy tôi”, bàn thờ thứ hai “Tôi không xác quyết” hoặc “Tôi là người dừng lại nửa chừng”, nhưng tên bàn thờ thứ ba bày tỏ “Xin cho tôi được gặp Đức Chúa Trời”. Tôi gọi đây là “bàn thờ tương giao”. Trong hai đoạn đầu của câu chuyện Ápraham, đoạn 12 và đoạn 13 cho biết ông đã dựng ba bàn thờ. Ông không lập bàn thờ nào khác cho đến đoạn 22. Giữa bàn thờ thứ ba và thứ tư đã xảy ra những sự kiện gì? Khi Ápraham cầu xin “Lạy Chúa, tôi ước muốn được tương giao với Ngài”. Theo tôi, Đức Chúa Trời đã đáp lời “Hỡi Ápraham, nếu ngươi muốn tương giao với Ta, Ta muốn ngươi biết điều nầy. Nếu như Ta là bất kỳ điều gì, thì Ta là mọi điều. Vì trước khi ngươi nhận biết Ta là mọi điều, thì ngươi chưa từng biết Ta là bất cứ điều gì”. Cuộc đời của Ápraham vẫn còn đầy dẫy những điều khác nữa mà ông chưa muốn từ bỏ. (CÒN TIẾP ...) #thánhkinhlượckhảo #TổPhụCủaĐứcTin #lượckhảocựuước #nghiêncứukinhthánh

Comment