Anh ơi, anh nghĩ khi nào chúng ta mới có tự do?”, tiểu thuyết gia Trung Trung Đỉnh nhớ mình đã hỏi một trong những anh du kích ông đã chiến đấu bên cạnh suốt bảy năm trong rừng núi An Khê, ở Trung Bộ. “Khi cái này hoàn toàn mòn nhẵn,” người đồng chí trả lời, tay chỉ vào đôi dép lốp đang mang, “đôi dép Bác Hồ” bền nổi tiếng. “Chỉ khi đó chúng ta mới có tự do!”
Đó là một trong những kí ức chiến tranh mà ông Đỉnh nhớ lại với một nụ cười làm tỏa rạng quán ăn trên con phố Hà Nội bụi bặm, nơi chúng tôi đang ngồi. Thật vậy, bất chấp tất cả những hiểm nguy, hãi sợ và sự tàn phá khi ông miêu tả về những năm tháng đó, khi “bầu trời đầy ắp máy bay Mỹ”, khi “cái chết là điều bình thường”, bạn có cảm tưởng ông luyến nhớ cuộc sống đơn sơ trong rừng sâu. Dẫu sao, đó là tuổi trẻ của ông.
“Tôi vẫn còn giữ vài bức ảnh chụp tôi thời điểm đó. Tôi có một bộ râu bờm xờm, nhưng khuôn mặt tôi rất sáng. Ông khẽ lắc mái đầu 69 tuổi của mình như có vẻ băn khoăn. “Những năm tháng gian khổ nhất về sau mới đến”, ông thừa nhận, “đấy là khoảng thời gian sau năm 1975”.
Ông Đỉnh là tác giả của nhiều tác phẩm kịch và tiểu thuyết, nhưng tiểu thuyết đầu tiên của ông, “Lạc rừng”, là tác phẩm chúng tôi đem ra thảo luận.
Gần đây, cuốn sách đã được tái bản lần thứ 19, và nhiều người ở Việt Nam cho rằng đó là tác phẩm kinh điển về “Cuộc chiến Mỹ tại Việt Nam, dù nó chưa bao giờ đạt đến lượng độc giả quốc tế như. Nỗi buồn chiến tranh”, một tác phẩm của người bạn và là “bạn rượu” nguyên văn tiếng Việt của NYT của ông, nhà văn Bảo Ninh.
Ông nhớ lại thời thơ ấu của mình một cách thân thương. Khoảng thời gian từ 1949 đến 1959 là những năm tuyệt vời nhất đời tôi khi tôi vẫn còn ở làng quê,” ông nói. “Trong kí ức của tôi, đó là thời êm đềm nơi thôn dã. Chúng tôi đã trải qua những ngày đi bắt cá, bắt ve sầu, chăn trâu.
Tôi là đứa trẻ nghịch ngợm, hái trộm trái cây và bắt trộm cá nhà hàng xóm. Ông Đỉnh là người Vĩnh Bảo, Hải Phòng, thậm chí ngày nay vẫn còn là một vùng nông thôn hẻo lánh, nơi một khuôn mặt người nước ngoài sẽ thu hút những cái nhìn chằm chặp hiếu kỳ.
Hầu hết người thân của ông đều chết trong chiến tranh: một người anh rể bị giết trong trận ném bom miền Bắc đầu tiên của Mỹ, các anh em trai của ông hi sinh trước và sau khi ông nhập ngủ.
Ông liệt kê gần như máy móc nhiều thành viên trong gia đình ông đã mất.
Lạc rừng” kể câu chuyện về Bình, một bộ đội chính qui Miền Bắc, bị mất liên lạc với trung đoàn của mình ở vùng rừng núi Trung Bộ, được cứu sống và sau đó kết nạp vào một nhóm du kích người dân tộc Ba na đang chống Mỹ.
Bình sống và chiến đấu bên cạnh người Ba na trong nhiều năm, học tiếng nói và hòa nhập văn hóa của họ, trong khi phải ẩn núp tránh máy bay trực thăng chiến đấu của Mỹ và đặt bẫy chống quân thù.
Nhưng tựa đề cuốn sách đã phản ánh sự bất ổn về “việc trở thành người bản địa. Ông Đỉnh chỉ tay vào đầu mình, Hắn bị lạc ở đây.
Câu chuyện bao nhiêu là thật?”, Tôi hỏi ông. Giống như nhân vật chính trong Lạc rừng.
ông Đỉnh đã chiến đấu vai kề vai với người Ba na từ năm 1968 cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Đó là một tác phẩm tưởng tượng, dựa trên sự thật.
ông giải thích. Đó là cuốn tiểu thuyết đầu tiên tôi viết sau chiến tranh, kí ức vẫn còn sống động. Một số câu chuyện tôi kể trong cuốn sách rất gần với những gì thực tế đã xảy ra.
Vào cuối buổi sáng, ông Đỉnh chia sẻ vài giai thoại về những năm tháng trong rừng. Một cuộc săn lợn rừng. những chuyện lấy cắp đồ ăn và vũ khí từ lính Mỹ đóng quân gần đó. và chuyện treo một cái dù nhảy trên ngọn cây cao nhất trong rừng như một lá cờ, và đứng ngắm từ xa máy bay Mỹ ném bom vào đó. Chỉ là để chọc họ thôi, anh thấy đó, ông giải thích.
Tất cả những chuyện này, có phần hư cấu, là nét đặc biệt của tiểu thuyết.
Các nhân vật cũng nhảy ra từ đời sống thực. Đó là một người Ba na xưa, trong truyện được gọi là Già Phới, một nhân vật theo lời kể của tác giả hình như không thể bị tên lửa, bom đạn đụng tới, nhờ thế nhiều lần thoát khỏi cái chết tưởng là chắc nịch. Và dĩ nhiên có cả Bin, chiến binh Ba na dữ dội nhất, và người giám hộ của Bình, che chở và hướng dẫn anh.
Chúng tôi hỏi ông về nhân vật Kon lơ, một người Mỹ bị bắt giữ, và bị đưa đi làm lao động như tá điền , và đầy tớ cho người Ba na trong tiểu thuyết. Nhân vật đó có thật không?.
Ông Đỉnh giải thích rằng, cá nhân ông chưa bao giờ gặp bất kì người nào, có một vài lính Mỹ bị bắt và bị tống giam, vì những mục đích khác nhau”. Tuy nhiên, thông thường, các tù nhân chiến tranh như vậy thường được đưa về Hà Nội.
Cảm hứng về một Ko lơ dễ sai khiến, lo sợ lại đến từ một cựu binh Mỹ ông gặp sau chiến tranh, tại một trong những chương trình trao đổi do hai nước tổ chức.
Không giống như “Nỗi buồn chiến tranh”, trong đó xung đột ảnh hưởng đến tất cả các phần của câu chuyện, phá hủy cuộc sống các nhân vật, trong tiểu thuyết của ông Đỉnh, nó giữ chức năng bối cảnh cho hành động.